Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Nguyên nhân dàn lạnh máy lạnh chảy nước

• Đa số các trường hợp máy lạnh nhỏ nước trong phòng là do dàn lạnh lâu ngay không được vệ sinh, bảo dưỡng, nạp gas.

• Dàn lạnh nhỏ nước nhiều: là do ngẹc đường ống thoát nước, bình thường nước ngưng tụ ở dàn lạnh sẽ theo đường ống thoát nước đi ra ngoài, nhưng vì một lý do nào đó, đường ống thoát nước bị ngẹc có thể bị bụi bẩn hoặc tác động từ bên ngoài làm cho nước chảy ngược vào phòng.



• Dàn lạnh thổi ra giọt nước: Có thể do dàn lạnh quá dơ hoặc quạt hút quá mạnh, trong trường hợp vừa lắp máy lạnh thì bị hiện tượng trên có thể lỗi do nhà sản xuất, các he hở trong dàn lạnh quá lớn.

• Dàn lạnh bị đóng tuyết:

+ Máy lạnh bị thiếu gas, Quạt dàn lạnh bị hỏng không quay hoặc quay chậm là nguyên nhân chính dẫn đến đóng tuyết dàn lạnh

+ Bình thường nước ngưng tụ ở dàn lạnh sẽ chảy xuôi theo máng nước ra đường ống thoát nước nhưng khi dàn lạnh bị đóng tuyết sẽ ngăn dòng nước hoặc nhỏ trực tiếp xuống phòng.

• Trường hợp máy lạnh vừa lắp đã bị chảy nước có thể do kỹ thuật lắp không đúng cách làm dàn lạnh hoặc máng nước bị nghiêng, ống thoát nước lắp không đúng vị trí…

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

Không quen với trời nóng

Hiện tại với cái nóng của sài gòn vào lúc 10h tối chắc cũng tầm 27 đến 28 độ.

Thì đúng là cái nhiệt độ này so với mùa hề năm trước thì cũng chưa phải là nóng lắm, nhưng với thói quen là ngủ thì thường mở máy lạnh cho để ngủ thì giờ không có máy lạnh đúng là hơi bị cực hình.

Nói ra thì hơi bị sang chảnh một chút nhưng đúng là nóng thật. Nhớ cái mùa tết vừa qua, sáng bước ra trời se lạnh, trưa đến trời nhẹ nhẹ mây bây, không khí lúc nào cũng tầm 20 đến 24 độ, quá lý tưởng còn gì nữa, giờ máy lạnh bị hư không có máy lạnh thì ôi thôi tui chết mất.

Phải nhanh chóng liên hệ dịch vụ sua may lanh binh thanh để giải quyết vấn đề này mới được.

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

Cách chọn công suất của máy lạnh

Cách chọn công suất của máy lạnh

Việc chọn công suất máy lạnh phải dựa vào kết cấu phòng như tường bao che, cửa kính, hướng nắng, thông gió và khí hậu của từng khu vực. Công suất máy được gọi theo công suất điện tiêu thụ của máy nén lạnh với đơn vị tính là sức ngựa (HP), ví dụ như 1HP~9.000 BTU/h (công suất lạnh), 1.5HP~12.000 BTU/h, 2HP~18.000 BTU/h, 2.5HP~24.000 BTU/h.

Theo kinh nghiệm, với kết cấu nhà ở Việt Nam hiện nay, có thể chọn công suất máy tương đương 1HP cho phòng ngủ với diện tích 14m2 – 16m2 hoặc cho phòng khách với diện tích 12m2 – 14m2. – Chọn mua máy nào và mua ở đâu? Máy lạnh thường dùng cho căn hộ gia đình là loại máy 2 mảnh có dàn lạnh treo lên tường và dàn nóng đặt ngoài trời. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại máy được sản xuất tại Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan, Việt Nam,… với chất lượng kiểu dáng và giá cả khác nhau rất xa.

Chọn được một máy lạnh vừa đẹp, vừa bền, vừa phù hợp với túi tiền của mình là nỗi đắn đo của người tiêu dùng. Khi chọn mua máy, ngoài chất lượng, kiểu dáng và giá cả, bạn cần quan tâm đến dịch vụ hậu mãi của nhà cung cấp như chế độ bảo hành, phụ tùng thay thế,… Để chắc chắn, bạn nên liên hệ trực tiếp với những trung tâm hoặc các nhà đại lý phân phối của chính hãng, máy bán phải có kèm hóa đơn tài chính và phiếu bảo hành của hãng. Trong thời gian gần đây cũng xuất hiện một vài nhãn hiệu máy lạnh được lắp ráp tại Việt Nam từ các nhà máy liên doanh với chất lượng và giá cả cạnh tranh.

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015

Phân biệt bảo dưỡng và vệ sinh máy lạnh

Phân biệt bảo dưỡng và vệ sinh máy lạnh



Theo anh Trương Gia Dĩnh, Tổ trưởng Tổ chăm sóc khách hàng Hệ thống siêu thị điện máy, với máy lạnh sử dụng ở gia đình thì 6 tháng vệ sinh 1 lần, còn với máy lạnh sử dụng ở công ty văn phòng thì 3 tháng 1 lần. Số lần bảo dưỡng còn tùy thuộc vào môi trường nơi sử dụng (nếu ở công trường xây dựng, hoặc gần đường thì thời gian bảo dưỡng ngắn hơn).

Anh Bùi Trọng Chương, kỹ thuật viên bảo hành điều hòa Công ty điện tử LG Electronics khuyến cáo, khi bảo dưỡng máy lạnh, khách hàng cần giám sát chặt chẽ quá trình tháo lắp các thiết bị của sản phẩm để tránh tình trạng đổi đồ, làm hỏng, gãy thiết bị, thay đồ kém chất lượng, hoặc chỉ vệ sinh máy mà vẫn tính tiền bảo dưỡng. 

Thông thường, quy trình bảo trì máy lạnh sẽ gồm các thao tác: Vệ sinh máy lạnh, kiểm tra tình trạng bên ngoài của dàn nóng/lạnh (vỏ máy), các điểm nối điện; kiểm tra khả năng lưu thông gió của dàn nóng/lạnh; loại bỏ vật cản; vệ sinh khoang chứa quạt & cánh quạt của dàn lạnh, lưới lọc bụi, máng chứa nước ngưng cục lạnh, vỏ máy và kiểm tra sự rò rỉ gas tại rắc co nối. Ngoài ra, sẽ kiểm tra máy khi đang hoạt động như: Kiểm tra độ lạnh, tiếng ồn, độ rung động khác thường của máy nén; kiểm tra áp suất của gas trong máy; kiểm tra độ ồn của quạt (cục nóng/lạnh) và so sánh với trị số cho phép… Trong khi đó, việc vệ sinh máy chỉ cần một số thao tác đơn giản hơn nhiều. 

Về vấn đề nạp gas, anh Trương Gia Dĩnh khuyên khách hàng nên kiểm tra chỉ số hiển thị gas trên đồng hồ đo gas để biết chính xác mức gas đang còn trong máy của mình rồi hãy quyết định có nạp gas hay không. Với gas thường, mức đủ gas dao động từ 60psi – 80psi (hiển thị trên đồng hồ đo gas). Với gas Inverter mức đủ gas khoảng 150psi. Riêng đối với gas Inverter nếu thiếu gas thì bắt buộc phải xả hết gas cũ và hút chân không, sau đó nạp lại thì điều hòa mới đảm bảo chất lượng. 

Khảo sát của PV Báo GĐ&XH, mặc dù giá cả thị trường biến động nhưng hiện giá bảo dưỡng máy lạnh lại rất dễ chịu, từ 100.000-150.000 đồng không kể nạp gas.